Theo ông Đặng Hải Lộc, CEO & CTO tại AIV Group, để phổ cập và tạo thói quen sử dụng AI cho người dùng, nhiều công cụ AI hiện nay vẫn có các gói miễn phí. Các doanh nghiệp trong nước có thể tận dụng các gói này để phổ cập cho nhân viên.
Do chi phí vận hành của AI là rất cao nên về lâu dài, các đơn vị cung cấp cũng sẽ giới hạn các gói miễn phí và chuyển đổi sang thu phí nhiều hơn. Chẳng hạn, gần đây, nền tảng Coze của ByteDance đã giảm gần 100 lần mức sử dụng miễn phí và bắt đầu thu phí ở mức tương đối cao. Điều này khiến cho nhiều người dùng miễn phí trên nền tảng này bị bất ngờ và phải tìm kiếm các nền tảng thay thế khác.
Do đó, theo CEO của AIV Group, doanh nghiệp nên tận dụng giai đoạn miễn phí để học hỏi và thử nghiệm, từ đó xác định được các hạng mục mà ứng dụng AI sẽ mang lại hiệu quả. Sau đó, họ cần chuẩn bị ngân sách cho việc đưa vào sử dụng lâu dài.
Một vấn đề nữa được ông Đặng Hải Lộc đặt ra là nhìn ở diện rộng, nếu các doanh nghiệp trong nước phụ thuộc hoàn toàn vào các giải pháp AI nước ngoài, thì sẽ phải chịu chi phí sử dụng cao, chưa kể các vấn đề về bảo mật dữ liệu... Để ứng dụng AI cho doanh nghiệp trong nước có chi phí rẻ và an toàn, cần có các chính sách thúc đẩy phát triển các nền tảng AI trong nước và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các nền tảng này, khi nó đã được đánh giá, xếp hạng bởi các cơ quan quản lý.
Ông Đặng Hữu Sơn, đồng sáng lập LovinBot cũng chia sẻ, thị trường AI hiện nay đang có hơn 3000 công cụ AI tạo sinh phổ biến, từ ChatGPT, Gemini đến các công cụ phục vụ trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Đa số chính sách hiện nay đều theo mô hình freemium, tức miễn phí tính năng cơ bản, trả phí cho chức năng nâng cao.
Nếu xem năm 2023 là năm bùng nổ các công cụ AI miễn phí dành cho cá nhân, thì đến 2024, hàng loạt công cụ AI đã thay đổi chính sách về giá và tập trung vào đối tượng doanh nghiệp cũng như người dùng trả phí.
Có thể kể ra các công cụ AI hàng đầu tại Mỹ năm 2023, với chính sách miễn phí cho cá nhân, như Copy.ai, Jasper, Runway. Nhưng đến năm 2024, họ đã tập trung 80% cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp và người dùng chấp nhận trả phí với các tính năng cao cấp.
Theo ông Đặng Hữu Sơn, cứ mỗi lần thêm tính năng mới, hay mô hình AI mới để tạo ra chất lượng tốt hơn, kết quả tốt hơn, các khách hàng phải nâng cấp mới được sử dụng, không còn là mặc định như trước đây. Đơn cử ChatGPT, Gemini có bản miễn phí, nhưng bản trả phí mới có những tính năng hữu ích như tích hợp GPT-4o, phân tích dữ liệu, tạo ảnh và AI cũng thông minh hơn.
Do đó, đồng sáng lập LovinBot cho rằng, doanh nghiệp nếu chỉ mới tiếp cận AI, hãy sử dụng các công cụ miễn phí để tìm hiểu cách sử dụng và xem có hữu ích thực sự hay không. Sau đó, có thể cân nhắc nâng cấp lên các bản trả phí để có nhiều chức năng nâng cao và chuyên sâu hơn.
Bà Tống Hồ Trà Linh, Giám đốc sản phẩm AIcontent, Công ty Unikon, cũng phân tích, việc sử dụng bản có phí hay miễn phí tuỳ thuộc vào mục tiêu, cách thức và quy mô ứng dụng AI vào trong doanh nghiệp.
Chẳng hạn như ở giai đoạn thử nghiệm và nghiên cứu, quy mô sử dụng cá nhân, có thể sử dụng các phiên bản miễn phí để đánh giá về chất lượng và tìm ra con đường ứng dụng AI tốt nhất. Hay với các doanh nghiệp quy mô rất nhỏ, mỗi phòng ban chỉ có một cá nhân hoạt động thì có thể tận dụng sử dụng các phiên bản miễn phí.
Tuy nhiên, hầu hết các phiên bản miễn phí đều chỉ có các tính năng giới hạn về số lượng, giới hạn về khả năng cấu hình và tích hợp linh hoạt với dữ liệu của doanh nghiệp, nên chỉ phù hợp với sử dụng ngắn hạn, cho các cá nhân và trên từng tác vụ cụ thể.
Theo bà Tống Hồ Trà Linh, nếu doanh nghiệp đã xác định chiến lược ứng dụng AI vào doanh nghiệp một cách dài hạn nhằm nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng đầu ra, thì nên có sự đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các phiên bản trả phí; Với quy mô càng lớn thì chi phí sử dụng càng rẻ và năng suất càng tăng.
Đồng quan điểm, ông Trần Viết Huân, CTO của Sơn Kim Group, Chủ tịch CIO Vietnam chia sẻ, tuỳ nhu cầu của doanh nghiệp mà có thể dùng các công cụ AI miễn phí hay thu phí. Chẳng hạn như Copilot của Microsoft tích hợp các ứng dụng Office 365 phổ biến trong doanh nghiệp nên rất tiện lợi và bản này phải trả tiền.
Cá nhân ông Trần Viết Huân đang dùng phiên bản ChatGPT trả tiền vì có nhiều tính năng nâng cao hơn phiên bản miễn phí. Tuy nhiên, phiên bản miễn phí cũng khá đủ tính năng với số đông nhân viên văn phòng.
Ông Trần Viết Huân cho rằng, chi phí bản quyền không phải là rào cản trong việc phổ cập AI tạo sinh trong doanh nghiệp, vì họ đều có thể tìm được phiên bản miễn phí đủ tốt cho nhu cầu ban đầu. Sau đó, tuỳ từng trường hợp, doanh nghiệp có thể mua thêm phiên bản trả tiền cho một số nhân viên sử dụng.
" alt=""/>Sử dụng AI miễn phí hay có phí tuỳ vào nhu cầu của doanh nghiệpTheo quy định của Điều 33 Luật quản lý Thuế 2019, kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày làm việc, người kinh doanh phải nộp hồ sơ đăng ký thuế lên cơ quan thuế. Nếu người kê khai không nộp hồ sơ đăng ký thuế sẽ bị xử phạt hành chính từ 400.000 đồng cho tới 2.000.000 đồng.
Tùy vào doanh thu, người cho thuê nhà sẽ phải đóng thuế hoặc được miễn thuế |
Vậy người cho thuê nhà, phòng trọ, căn hộ phải nộp những loại thuế gì?
Theo quy định tại khoản 25, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, nếu kinh doanh cho thuê nhà ở, phòng trọ có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế. Còn nếu cho thuê nhà trọ, căn hộ có mức doanh thu từ một trăm triệu đồng trở lên thì sẽ phải chịu thuế.
Cụ thể, các loại thuế phải đóng khi cho thuê nhà, phòng trọ gồm:
+ Thuế môn bài
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, nếu kinh doanh cho thuê nhà trọ, căn hộ có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm thì phí môn bài phải nộp là 300.000 đồng/năm. Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm, phí môn bài là 500.000 đồng/năm. Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm thì phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
+ Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Theo khoản 2 Phần Phụ Lục Bảng danh mục ngành nghề Thông tư 219/2013/TT-BTC thì dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ: tỷ lệ 5%. Vậy thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x 5%
+ Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Theo quy định tại khoản 4 điều 6 Nghị định Số 12/2015/NĐ-CP: Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Thuế suất đối với thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản là 5%. Như vậy, thuế TNCN phải nộp = Doanh thu x 5%.
Thời gian vừa qua, Cục Thuế Hà Nội và Cục Thuế TP.HCM đều đề xuất Tổng cục Thuế siết hoạt động thu thuế đối với các cá nhân cho thuê nhà tại hai địa phương này để tránh trường hợp né thuế, trốn thuế bằng các phương pháp khác nhau.
Mới đây nhất, ngày 1/6/2021, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thu thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, trong đó nêu rõ trường hợp phát sinh doanh thu dịch vụ cho thuê nhà ở. Theo thông tư 40, hoạt động cho thuê tài sản gồm thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng…. nằm trong danh mục tính thuế GTGT 5% và thuế TNCN 5%.
Thông tư 40 quy định, cá nhân cho thuê tài sản không phát sinh doanh thu đủ 12 tháng trong năm dương lịch (bao gồm cả trường hợp có nhiều hợp đồng cho thuê) thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân cho thuê tài sản không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch.
Doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế phát sinh cho thuê tài sản.
Cá nhân có phát sinh hợp đồng cho thuê tài sản trong nhiều năm và đã khai thuế, nộp thuế theo quy định trước đây thì không điều chỉnh lại đối với số thuế đã khai, đã nộp theo các quy định trước ngày hiệu lực Thông tư 40/2021.
Trường hợp có sự thay đổi về nội dung hợp đồng thuê tài sản dẫn đến thay đổi doanh thu tính thuế, kỳ thanh toán, thời hạn thuê thì cá nhân thực hiện khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định của Luật Quản lý thuế cho kỳ tính thuế có sự thay đổi.
Thông tư số 40 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2021.
Minh Châu
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xây dựng, thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia phải gắn với phát triển nhà ở xã hội hợp lý, phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế thuế đối với việc đầu cơ bất động sản (BĐS).
" alt=""/>Các loại thuế người cho thuê nhà phải đóng theo quy định mớiBác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM nhận định, các bệnh nhân sốt rét nói trên nhiễm bệnh từ châu Phi. Bệnh do ký sinh trùng gây ra, lây truyền sang người khi bị muỗi Anophen nhiễm ký sinh trùng đốt. Loại muỗi này chỉ sống trong rừng núi, Việt Nam hiện rất hiếm người mắc sốt rét.
"Do đó người dân không cần lo xa hay hoang mang", bác sĩ Khanh nói.
Đồng quan điểm, thạc sĩ, bác sĩ Lương Chấn Quang, Viện Pasteur TP.HCM cho rằng, người dân chỉ nên nghĩ đến sốt rét nếu vừa đi về từ vùng lưu hành bệnh hoặc rừng núi. Ở Việt Nam, vùng lưu hành của sốt rét chủ yếu là tỉnh Bình Phước, khu vực Tây Nguyên, rừng núi, ven suối… Còn trên thế giới, 90% bệnh nhân sốt rét được ghi nhận tại châu Phi.
“Quan trọng là xác định yếu tố dịch tễ. Nếu người bệnh bị sốt vừa về từ vùng lưu hành bệnh, cần xét nghiệm xem có phải sốt rét hay không để điều trị kịp thời”, bác sĩ Quang nhấn mạnh. Ngoài ra, cần chú ý phân biệt triệu chứng sốt của bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.
Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể sốt liên tục nhiều ngày, uống thuốc sẽ có đáp ứng nhưng sau đó sốt lại. Trường hợp nặng, bệnh nhân rơi vào sốc, suy đa tạng, đe dọa tính mạng người bệnh. Sốt xuất huyết lưu hành tại nước ta với đủ 4 type virus Dengue gây bệnh, đặc biệt ở vùng đô thị hóa, dân cư đông đúc.
Trong khi đó, bệnh sốt rét có đặc điểm sốt từng cơn kèm theo run người, ớn lạnh, vã mồ hôi. Mỗi ngày, người bệnh bị sốt 1 đến 2 cơn tùy loại ký sinh trùng gây ra. Mỗi khi hết cơn sốt, người bệnh sẽ rất mệt. Bệnh cũng có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Ở Việt Nam, sốt rét đã được kiểm soát hiệu quả. Bác sĩ Quang dẫn chứng, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước là vùng “rốn” sốt rét nhưng nay các ca bệnh ngày càng ít đi. Để phòng bệnh, người dân sống trong vùng lưu hành bệnh sốt rét cần nằm ngủ có màn, màn chống muỗi được tẩm hóa chất diệt côn trùng và phun thuốc tồn lưu trong nhà; diệt muỗi, thoa kem, xịt thuốc chống muỗi; loại bỏ nơi sinh sống của muỗi bằng cách phát quang bụi rậm, úp vật dụng chứa nước đọng...
Với TP.HCM, bác sĩ Lương Chấn Quang cho rằng, căn bệnh cần lo ngại và phòng ngừa lúc này là sốt xuất huyết. Hiện TP có trên 10.000 ca sốt xuất huyết, 7 ca tử vong và nhiều ca nặng. Số ca nhiễm, ca nặng đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2021 và có nguy cơ bùng phát thành dịch. Tuần cuối của tháng 5, toàn TP ghi nhận 121 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh. Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là lật úp các vật dụng chứa nước đọng, không để lăng quăng sinh sôi.
Sốt rét là bệnh sốt cấp tính do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, lây truyền sang người qua vết đốt từ muỗi Anophen. Sốt rét là một căn bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2020 ước tính có khoảng 241 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét mới, 627.000 trường hợp tử vong, hơn 2/3 số ca tử vong là ở trẻ em dưới 5 tuổi sống ở châu Phi. |
Linh Giao